Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Sự khắc nghiệt của thời tiết trong năm 2013

1. Lũ lụt ở châu Âu

shutterstock-flood.jpg

Những trận mưa lớn trên diện rộng xảy ra ở nhiều khu vực thuộc Trung Âu như Đức, Áo, Czech...  từ hôm 30/5 kéo dài đến đầu tháng 6. Mưa lớn kéo theo vỡ đê, gây ngập lụt, làm phong tỏa nhiều tuyến đường đi bộ và đường sắt; toàn bộ trường mẫu giáo, tiểu học và trung học phải đóng cửa; hàng nghìn người dân phải đi sơ tán Sức Khỏe . Nước sông Elbe ở Đức dâng mức kỷ lục 7,48 m - cao hơn 5 m so với mức bình thường và vượt qua mức cao nhất của trận lụt năm 2002. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, đây được coi là đợt lũ lịch sử ở khu vực dọc sông Elbe và Danube kể từ năm 1950.


2. Tần suất lốc xoáy ở Mỹ giảm

loc-xoay-0-774009-1369375587-5-3559-8858

2013 là năm thứ hai được ghi nhận có số lượng các trận lốc xoáy (vòi rồng) xảy ra tại Mỹ với tần suất dưới mức trung bình. Theo thống kê của Trung tâm Dự báo Bão Quốc gia, có 928 trận lốc xoáy được ghi nhận trong năm 2013. Tính riêng trong năm nay, những trận lốc xoáy xảy ra nhiều nhất vào tháng 5 và tháng 11. Kể từ năm 1993, Mỹ chịu ảnh hưởng từ hơn 1.250 trận lốc xoáy mỗi năm. Trong những tháng chuyển mùa, không khí lạnh ở lớp bên trên đè lên lớp không khí ấm, tạo ra chuyển động mạnh, gây ra những cơn bão và hình thành các điều kiện lý tưởng để tạo ra lốc xoáy.


3. Lốc xoáy ở Oklahoma

oklahoma-tornado-111109.jpg

Mặc dù 2013 là một năm ít biến động của hiện tượng lốc xoáy, nhưng hai trận lốc xoáy với sức mạnh khủng khiếp đã càn quét qua thành phố Moore, bang Oklahoma, hồi tháng 5. Cơn lốc xoáy đầu tiên với sức gió lên tới khoảng 340 km/h, mạnh nhất từ trước đến nay, đã khiến ít nhất 51 người thiệt mạng, trong đó có 7 trẻ em. Vài ngày sau đó, một cơn lốc xoáy mạnh khác với sức gió 320 km tiếp tục quét qua vùng ngoại ô của thành phố Oklahoma, thủ phủ bang cùng tên.


4. Cháy rừng ở Australia

eucalyptus-7212-1388249648.jpg

Tình trạng cháy rừng và nhiệt độ cao xuất hiện ở Australia từ đầu năm 2013. Tháng 1 năm nay được coi là tháng nóng nhất ở khu vực này trong nhiều năm qua, với nhiệt độ dao động thường đạt mức 48 độ C. Nhiệt độ cao hơn mức trung bình kéo dài ở khu vực này trong suốt năm. Thời tiết hanh khô khiến cháy rừng xảy ra thường xuyên, trong đó đỉnh điểm là các vụ cháy rừng xảy ra vào tháng 10, khiến 2 người chết và gần 250 tòa nhà bị phá hủy.


5. Mùa bão chậm ở Đại Tây Dương

tropical-storm-dorian-9692-1388249648.jp

Sau cuộc đổ bộ của cơn bão Sandy năm 2012, mùa bão chậm năm 2013 được coi là một điều may mắn với những cư dân sống ở các quốc gia ven biển Đại Tây Dương. Tính riêng trong năm nay, có 13 cơn bão nhiệt đới hình thành ở đại dương này, và chỉ có hai cơn bão đạt đến cấp 8. Mặc dù các điều kiện hình thành bão lớn xuất hiện từ đầu năm 2012, tuy nhiên không khí khô và gió mạnh đã ngăn các cơn bão này đạt đến cường độ cao và nguy hiểm.


6. Siêu bão

haiyan-trees-houses-8711-1388249648.jpg

Tính đến đầu tháng 11 năm nay, 30 cơn bão nhiệt đới lớn đã xuất hiện ở khu vực Thái Bình Dương, được hình hành do điều kiện gió thuận lợi và nhiệt độ bề mặt biển ấm. Trong đó phải kể đến siêu bão Haiyan-cơn bão nhiệt đới lớn nhất năm 2013, đổ bộ vào Phillipineshôm 8/11. Sức mạnh hủy diệt của cơn bão đã khiến hơn 6.000 người dân thiệt mạng; gần 4 triệu người mất nhà cửa hoặc phải di chuyển đến nơi ở thay thế; hàng trăm nghìn người bị thương; các công trình giao thông, công sở, trường học... đều bị phá hủy và ngưng hoạt động. Haiyan đã gây thiệt hại lớn về người và của cho Phillipines, khiến quốc gia này cần hàng trăm triệu USD để khắc phục hậu quả.


7. Ngập lụt ở Mỹ

lut-7982-1388249648.jpg

Lũ lụt nghiêm trọng và sạt lở đất do mưa lớn gây ra ở bang Colorado, Mỹ, hồi tháng 9, đã nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà dưới biển nước. Nước sông dâng cao và các dòng nước dữ còn khiến 8 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích. Thị trấn Boulder là nơi bị thiệt hại nặng nề, với lượng mưa lớn kéo dài trong khoảng 15 giờ tính từ đêm 11/9. Nhiều khu vực bị ngập nước và gần như bị cách ly với thế giới bên ngoài. 


Thùy Linh (TheoLive Science)

Bộ trưởng phát ngôn và hành động: Vị bộ trưởng “tay không bắt giặc”

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng có lần nói vui: 365 ngày qua, Bộ Xây dựng đã phải xây dựng tới 3 dự án luật để trình Quốc hội.

Còn hiệu quả ư? Không phải là đánh giá: Việt Nam đã hạ cánh mềm BĐS, mà là cơ hội có nhà cho ngay cả những người nghèo nhất.Sốt ruột với đống nguồn lực bị “chôn” trong đấtCâu chuyện thị trường BĐS vẫn dằng dai với điệp khúc đóng băng. Nào là nhận định đã tới đáy của khủng hoảng. Nào là “đà lao dốc”. Nào là khẳng định “Có tiền tôi cũng không mua bất động sản” Bất Động Sản . Và thậm chí, cả những ý kiến rằng: Mặc dù gọi là thị trường nhưng đằng sau nó là cả một “hậu trường”, khiến ngay cả những người làm chính sách nhiều khi cũng không hiểu nổi.

Điều này rất cũ, nhưng luôn luôn chính xác đến đau lòng. Đó là khi BĐS “đắp chiếu” đồng nghĩa với nguồn lực đang bị chôn vùi trong đất. BĐS nằm đó có nghĩa là nợ xấu. Nguồn lực bị “chôn” trong đất và nợ xấu, trong một vòng luẩn quẩn, lại là “nhân” của cái “quả” tốc độ tăng trưởng tín dụng và giải ngân. Chẳng phải là những “nhận định màu xám” này được khẳng định trong một năm mà các vị ĐBQH than vãn đến sốt ruột về tốc độ tăng trưởng tín dụng quá thấp của nền kinh tế. Còn thanh khoản ư? Nói ra thêm buồn khi thậm chí các đại lý BĐS vang bóng một thời giờ đây đã treo biển quán phở.

BĐS là khuôn mặt thật của nền kinh tế. Nhưng khuôn mặt đó mang sắc thái nào, không chỉ phụ thuộc vào sắc thái của nền kinh tế, mà trong rất nhiều trường hợp, lại phụ thuộc vào sự lạc quan hay bi quan của người đánh giá.

Chỉ có những con số là khách quan. Chẳng hạn như ở thủ đô - một trong hai thị trường lớn nhất - con số các giao dịch thành công trong 2 tháng qua gấp 2 lần cả năm trước. Còn tờ New York Time đưa ra một dòng nhận định, rằng “tình hình địa ốc Việt Nam đang bị vây hãm sẽ thoát đáy khi các yếu tố vĩ mô đã bình ổn và Chính phủ cam kết cải tổ hệ thống ngân hàng. Và nếu Việt Nam hoàn tất ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nền kinh tế và thị trường bất động sản sẽ tăng tốc”.

Nói lạc quan, thì đó là những chỉ dấu cho sự ấm dần của thị trường BĐS. Còn bi quan, thì là sự hoài nghi với một câu hỏi gồm hai chữ “ổn định”.

Năm 2013, chiến lược nhà ở đã được thông qua với đổi mới quan điểm về nhà ở. Đó là sự khẳng định trách nhiệm của nhà nước trong việc lo cho dân một mái nhà, bên cạnh những thiết yếu khác là cái ăn, cái mặc. Lo, không có nghĩa là bao cấp tất cả, nhưng cũng không bỏ mặc cho thị trường quyết định. Chiến lược ấy lần đầu tiên phân định nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, đặt thành quy hoạch, kế hoạch cụ thể và trở thành chỉ tiêu cho các địa phương. Bộ trưởng Dũng từng “thuyết minh” rằng “Bình quân diện tích nhà ở không nói lên điều gì hết khi số ít thì ở quá rộng, trong khi số đông thì thậm chí không có nhà”.

Chính cách thức để mỗi người dân có nhà, bằng cách gắn BĐS phù hợp với nhu cầu nhà ở của số đông người dân, chính việc khắc phục lệch pha cung - cầu về lâu dài, mới là yếu tố tạo ra sự ổn định cho thị trường.

“Nguyện làm người giữ tiền cho dân”

Hơn một lần Bộ trưởng Dũng khẳng định gói 30.000 tỉ đồng không phải là để hỗ trợ cho thị trường BĐS: “Nên hiểu đây là gói hỗ trợ cho người mua nhà, chứ không giải cứu cái gì hết”.

Tất nhiên, không ai có thể nói là hài lòng khi gói 30.000 tỉ đồng đó đang được bàn đến với một chữ “tắc”, khi mà chẳng hạn sau 6 tháng, những thủ tục đủ loại khiến tốc độ giải ngân đang được thực hiện với một “con rùa”. Có người đã tính rằng 6 tháng chỉ giải ngân được 3,17% thì có nghĩa là người ta cần 10 năm để giải ngân hết số tiền đó.

Có người đã tính rằng muốn mua một căn nhà từ gói hỗ trợ, người ta phải qua ải giấy tờ với khoảng 10 loại. Sau ải giấy tờ, là đến ải ngân hàng. Gọi là nhà ở xã hội, dành cho đối tượng thu nhập thấp, trừ hết các chi phí thiết yếu, thu nhập còn lại lại phải đảm bảo khả năng trả nợ, thì hóa ra số tiền vài trăm triệu, dù lãi suất “chỉ” 6%, lại là một cửa ải ở đâu đó trên mây.

Hóa ra ước mơ của bộ trưởng với những phũ phàng từ thực tế, và nhất là những cửa ải thủ tục, rõ ràng có những khoảng cách mà người chịu thiệt thòi chính là những người dân.

Ông Dũng từng bày tỏ “nguyện làm người giữ tiền cho dân”. Và thực tế là có nhiều con số cho thấy cái lỗ hổng hoang hoác trong thể chế xây dựng đã được bịt lại từ sau khi nghị định 15 ban hành cơ chế “tiền kiểm” có ý nghĩa như một lời tuyên chiến với những trì trệ trong thể chế: 2 tháng, kiểm tra tổng vốn 27.433 tỉ đồng thì đã cắt giảm hơn 2.300 tỉ đồng, chiếm đến 8,4% tổng nguồn vốn. Số tiền này không thể nói khác, chính là khoản đã tiết kiệm được chỉ sau khi một chính sách có hiệu lực. Nếu bình quân đầu tư xây dựng mỗi năm khoảng 200.000 tỉ đồng thì rõ ràng, con số 8,4% được lược bỏ thông qua “nghị định tiền kiểm” là số tiền khổng lồ.

Tất nhiên, để những chỉ dấu về sự ấm dần cho đến tan băng BĐS không thể một sớm một chiều, cũng không một cá nhân nào dù tài cán đến mấy có thể một tay xoay chuyển tình thế. Huống chi “tâm lý đám đông” khiến cho “niềm tin” giờ đây trở thành một thứ giống như là sự xa xỉ.

Vậy thì BĐS đang được “giải cứu bằng gì”? Bằng không một xu nào hết. “Giải cứu”, nếu có, hóa ra lại chỉ là việc xây dựng các chính sách tạo điều kiện cho đa số nhu cầu có một mái nhà.

Nếu nhận định của The New York Time là đúng thì Việt Nam đã “hạ cánh mềm” BĐS với một bộ trưởng “tay không bắt giặc”.

GS-TS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT: Bộ trưởng Dũng là người hành động
Tôi cho rằng, ông Dũng là người hành động, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang rất khó khăn. Nhu cầu nhà ở xã hội có hướng phát triển mạnh nhưng nguồn cung lại đang rất yếu; hàng tồn kho BĐS vẫn còn lớn, mức độ giảm không đáng kể…, mà tất cả những việc đó trách nhiệm quản lý là thuộc về Bộ Xây dựng. Tôi đánh giá cao các trăn trở của ông khi tìm hướng đi gỡ khó cho thị trường này và tư duy về chính sách của ông khi liên tục có sáng kiến điều chỉnh, tháo gỡ để người dân vay được vốn mua nhà ở xã hội, trong đó bước đi quan trọng nhất là ký được thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Nhà nước để tăng tiến độ giải ngân gói 30.000 tỉ.
Gần đây nhất là Luật Nhà ở và Luật kinh doanh BĐS (sửa đổi), tạo điều kiện cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà; cho phép chia lô bán nền ở những nơi không phải thắt chặt, giúp người nghèo có nhà… Tôi cho đây là những quyết sách đúng, sẽ tạo ra những cú hích trên thị trường BĐS và hỗ trợ tốt cho người dân thực sự có nhu cầu về nhà ở.
GS-TS Trần Ngọc Đường - chuyên gia cao cấp của Quốc hội: Bộ trưởng biết quản lý nhà nước bằng pháp luật!
Khi ông Trịnh Đình Dũng mới nhậm chức Bộ trưởng Xây dựng, xem ông trong một chương trình Sự kiện - Bình luận trên truyền hình, tôi đã đánh giá đây là một vị bộ trưởng biết quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Đây là khâu yếu nhất trong quản lý Nhà nước hiện nay. Bộ trưởng Dũng đã rất chăm lo xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng, từ các văn bản luật đến các văn bản dưới luật; thể hiện rõ là một vị bộ trưởng hết sức muốn đổi mới về tư duy trong quản lý xây dựng. Trong 2 năm ở cương vị bộ trưởng, ông Dũng đã trình được Quốc hội dự án Luật Xây dựng (sửa đổi), được đánh giá là một dự án công phu, có nhiều tư duy mới, tiến bộ. Tới đây là dự án Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch… Tôi cũng đánh giá ông Dũng là người rất sát với thực tiễn và từ thực tiễn đã khái quát được một cách khoa học các chính sách ở tầm quốc gia.

Theo Phạm Huệ


Lao Động

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Những kiều nữ ấn tượng nhất MotoGP 2013


 Những kiều nữ ấn tượng nhất MotoGP 2013 Các giải đua có lẽ sẽ kém hấp dẫn đi nhiều nếu không có sự xuất hiện của những cô nàng xinh đẹp hỗ trợ sau đường pit.

Với những bộ ảnh tổng hợp từ tất cả các đường đua MotoGP trên toàn thế giới trong năm 2013,Autoevolution đưa ra các gương mặt được cho là khả ái nhất.

the-most-beautiful-paddock-gir-6990-8877

Quatar.

the-most-beautiful-paddock-gir-6863-1314

Mỹ.

the-most-beautiful-paddock-gir-9384-8121

Tây Ban Nha.

the-most-beautiful-paddock-gir-6091-7641

Pháp.

the-most-beautiful-paddock-gir-4152-4937

Italy.

the-most-beautiful-paddock-gir-6180-9813

Catalunya (vùng tự trị của Tây Ban Nha).

the-most-beautiful-paddock-gir-1667-3257

Hà Lan.

the-most-beautiful-paddock-gir-9763-8998

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Giới nhà giàu châu Á và sở thích "đốt tiền" vào xe

Trong năm 2012, tất cả các dòngô tô sang trọng đều tăng doanh thu tại châu Á bởi đây là khu vực tập trung lượng lớn người thu nhập cao.Khi số tài sản gia tăng, giới nhà giàu thường tìm cách mới để thể hiện bản thân và giá trị tài sản nắm trong tay. 



Rolls-Royce đã bắt kịp xu thế và trở thành một trong những nhãn hiệu nhận sản xuất những chiếc xe theo yêu cầu. Trong 12 tháng qua, hãng xe này đã nhận được số lượng đơn đặt hàng thửa xe riêng tăng 69%. 


Giới nhà giàu châu Á và sở thích "đốt tiền" vào xe - 1


Chiếc Rolls-Royce Phantom dài 10m độ kiểu limousine của hãng độ Star Customs, Trung Quốc



“Khi ngày càng giàu có, việc thiết kế một chiếc ô tô cho riêng mình là điều hoàn toàn tự nhiên và được bàn tính chỉ sau một đôi giày, phòng bếp hay một chiếc du thuyền”, Hal Serudin – người phụ trách Bộ phận Quan hệ truyền thông khu vực châu Á Thái Bình Dương của Rolls-Royce nói. 



“Một nữ khách hàng đã đề nghị chiếc xe của cô ấy được sơn đồng màu với màu sơn móng tay đốt tiền vào xe . Điều này đã cho thấy cách chiếc xe 'phải' thể hiện gu thời trang của những người giàu có”, ông Serudin nói thêm. 



Một xu hướng phổ biến khác là việc những chiếc ghế dựa đầu được lồng vào nhau. Một khách hàng tại Ấn Độ đã yêu cầu những chiếc ghế dựa đầu của mỗi thành viên trong nhà được xâu chuỗi vào nhau nhằm thể hiện chiếc xe là tài sản di truyền của gia đình. 



Hãng siêu xe của ÝFerrari cũng có cách làm tương tự khi khách hàng được lựa chọn màu sơn khác với các mẫu được thiết kế sẵn và trang trí nội thất trong xe. Thậm chí, ItalAuto – một đại lý của Ferrari tại Singapore còn đặt sẵn một chiếc đi văng sang trọng ngay trong phòng trưng bày để khách hàng tiện lựa chọn và thiết kế chiếc ô tô cho riêng mình. 


Giới nhà giàu châu Á và sở thích "đốt tiền" vào xe - 2


Lưới tản nhiệt được mạ vàng 24K, lớp phía trong có hình logo của hãng độ Star Customs



“Khách hàng muốn thể hiện bản sắc cá nhân trên chiếc xe của mình và Ferrari  là lựa chọn tốt nhất trong số các nhà sản xuất xe để truyền tải thông điệp này”, Nick Syn, quản lý phòng bán hàng tại ItalAuto chia sẻ. 



Nhà sản xuất ô tô thể thao của Anh - Aston Martin nhận định những chiếc ô tô đặt hàng là một phần trong di sản của giới nhà giàu lâu nay. Theo Nina Lim – người quản lý doanh thu và tiếp thị cho Aston Martin tại Singapore, những tấm biển hiệu ghi tên chủ nhân hay tên họ viết tắt là xu hướng phổ biến hiện nay của giới nhà giàu châu Á. 



“Dịch vụ tự thiết kế xe sẽ đóng vai trò to lớn trong chiến lược quảng bá dòng sản phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng và giành thị phần”, bà Lim nói. 



Hiện nay, các nhà sản xuất dòng xe sang đang kỳ vọng tiếp tục tăng doanh thu khi số người giàu châu Á tăng nhanh chóng. 


Giới nhà giàu châu Á và sở thích "đốt tiền" vào xe - 3



Rolls-Royce hiện là một trong những hãng sản xuất ô tô nhận được nhiều đơn hàng tự thiết kế xe lớn nhất tại Trung Quốc và tăng 103% so với năm trước. Xu hướng này tiếp tục tăng mạnh khi Rolls-Royce tung ra thị trường bộ sưu tập Ngựa tráng lệ với hàng loạt phiên bản chào đón năm 2014. 



Melvin Goh – Giám đốc điều hành EuroSports Auto – chi nhánh của hãng Lamborghini tại Singapore cũng đang trông chờ vào xu thế mới này. “Một trong những lý do mà người thu nhập cao mua những chiếc xe thể thao siêu sang là họ muốn tạo sự khác biệt trong đám đông. Chiếc xe giúp họ thể hiện sự giàu có và địa vị”, ông Goh nhấn mạnh. 



Trong số những đề nghị quá dị nhất phải kể tới hãng BMW đã cung cấp chiếc xe với phần chắn bùn làm bằng da cá cho một chủ trang trại chuyên nuôi cá. HãngRolls Royce cũng thiết kế một chiếc ô tô đủ khoảng trống để một khách hàng Nhật Bản có thể nằm thỏa mái nằm duỗi thẳng tay chân bên trong.


Giới nhà giàu châu Á và sở thích "đốt tiền" vào xe - 4


Hoặc là những chiếc xe khác với nội thất phong cách riêng biệt

Xe hơi nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh?

Cuối năm, số lượngxe hơi nhập khẩu đột nhiên giảm sút. Theo tổng cục Hải quan, số lượng xe hơi nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 11/2013 chỉ hơn 2.600 chiếc, giảm gần 29% so với tháng 10/2013.


Xe hơi nhập khẩu sụt giảm - 1


Lượng xe từ chín chỗ ngồi trở xuống giảm gần 50%, các loại xe tải giảm khoảng 11% xe+hơi . Theo đánh giá từ một số đơn vị kinh doanh xe hơi nhập khẩu, do thuế nhập khẩu đối với xe hơi sẽ có thay đổi từ ngày 1/1/2014, nên doanh nghiệp nhập khẩu lẫn người tiêu dùng đều có tâm lý chờ “giá mới”. Hiện nay, thị trường Thái Lan đang có dấu hiệu tăng mức nhập khẩu xe hơi vào Việt Nam, nhằm chuẩn bị chào đón số khách hàng mua xe hơi nhập khẩu vào đầu năm sau.

Rò ri rỉ hình ảnh Mercedes E-class 2016?


Rò rỉ hình ảnh Mercedes E-class 2016? Hình ảnh được cho là đời mới của mẫu sedan hạng trung đã lộ diện với những thay đổi rõ rệt ở ngoại thất.

TrangAutobild tiếng Đức mới đây đăng tải hình ảnh được cho là của Mercedes E-class đời mới, bản dạng 2016. Thông tin này đồng nghĩa với việc hãng xe sang này đã hoàn thành giai đoạn đầu của việc phát triển đời mới cho dòng sedan hạng trung, dự định ra mắt cuối 2015.

x2016-mercedes-e-class-pics-1-1597-2065-

Hình ảnh được cho là của E-class 2016.


E-class 2016 xây dựng dựa trên nền móng MRA (Mercedes Rear wheel Architecture) giống với đàn em C-class đời mới Rò ri rỉ hình ảnh Mercedes E-class 2016? . Nhiều khả năng E-class cũng dùng khung xe dạng cấu trúc nhôm cho trọng lượng nhẹ hơn bản dạng hiện hành khoảng 100 kg.


Hình ảnh mới cho thấy Mercedes đã thay đổi rõ rệt ngoại thất khi danh thiếp chi tiết đều được tinh chỉnh thêm trạng thái thao. Đèn pha và đèn hậu đều dẹt hơn, đường nét sắc sảo kiểu lưỡi dao. Hốc hút gió, lưới tản nhiệt và ba-đờ-sốc đều được tạo hình cứng cáp, vuông vức, dần cho qua những đường nét bo tròn.

x2016-mercedes-e-class-pics-2-1834-2292-

Các chi tiết đều được tạo hình sắc sảo hơn.


E-class 2016 có hệ thống điều động hòa CO2 mới có lượng khí thải không độc hại. Động cơ xe chưa được tiết lộ, nhưng bản dạng hiệu suất cao AMG sẽ được cung cấp sức mạnh bởi chưng cỗ máy 4 lít V8 tăng áp kép đã dùng cho C63 AMG 2015. Ngoài ra, E-class đời mới còn có 3 bản dạng động cơ hybrid.


Mercedes E-class 2016 sẽ là đối thủ của những BMW serie 5 2017 hay Jaguar XF bản dạng mới.